Trang chủ Hướng dẫn giáo cụ Giáo cụ Montessori – Các khối hình học màu xanh

Giáo cụ Montessori – Các khối hình học màu xanh

Giáo cụ Montessori này bao gồm 10 khối hình học ba chiều màu xanh (hoặc gỗ trơn màu).

– Khối lăng trụ vuông

– Khối lăng trụ tam giác

– Khối cầu

– Khối elip

– Khối hình trứng (Ovoid)

– Khối trụ

– Khối hình nón

– Khối lập phương

– Khối chóp tam giác

– Khối chóp vuông

Sản phẩm: các khối hình học màu xanh

Mã sản phẩm: MTS1365
Mục đích trực tiếp:

Giới thiệu cho trẻ về các khối hình học ba chiều

Mục đích gián tiếp:

Chuẩn bị cho việc học về hình học sau này.
Rèn luyện khả năng thị giác để quan sát chủ động các dạng hình học trong môi trường.
Tăng cường từ vựng giúp trẻ thể hiện bản thân.

Trình bày:

Đặt 5 khối trong phòng học cùng nhau để trẻ cầm. Trẻ cần có khả năng cầm chúng trên tay của mình.

Sau đó, khi trẻ đã quen với tất cả các khối, giới thiệu các thuật ngữ liên quan đến chúng.

Bài 1. Cảm nhận các khối hình học

Mang giáo cụ (đồ chơi gỗ) tới nơi làm việc với sự giúp đỡ của trẻ.
Giữ một trong số các khối trong tay và cảm nhận nó bằng việc lăn đi lăn lại bằng hai tay, đầu tiên khi mở mắt, sau đó nhắm mắt lại.
Mời trẻ làm tương tự.
Cho trẻ cám nhận tất cả các khối hình bằng tay, lăn các khối giữa hai tay và cảm nhận tổng thể.
Cho trẻ cảm nhận các khối ban đầu khi mở mắt, và sau đó khi nhắm mắt.
Chú ý: Không nên đưa ra tên gọi trong lúc này, nhưng nếu trẻ tỏ ra thích thú vời việc biết tên chúng, có thể dạy trẻ về tên với sự giúp đỡ của bài học ba bước như mô tả trong bài 4 dưới đây.

Bài 2. Vai trò của hình học với kiến trúc

1. Lấy ra một khối như khối trụ, đặt nó trước mặt trẻ và hỏi “Con có thể tìm được một khối đặt vừa vặn lên trên khối này không?”
2. Trẻ sẽ tìm một khối để đặt vừa vặn lên trên khối trụ, VD như khối hình nón.
3. Tiếp theo, lấy lần lượt khối lăng trụ vuông và khối lập phương. Yêu cầu trẻ tìm các khối có thể đặt được vừa vặn lên các khối này.
4. Khi tất cả các khối đã được đặt lên nhau, giáo viên Montessori mời trẻ đặt các khối lại cạnh nhau.
5. Cấu trúc này giờ giống như một lâu đài. Mời trẻ đoán tên kiến trúc đó.

6. Mục đích của bài học này là giúp trẻ quen hơn với các khối hình và có nhận thức về vai trò của hình học trong kiến trúc trong môi trường.

Bài 3. Lăn hay trượt

1. Trải thảm ra sàn.
2. Lấy tất cả các khối hình và đặt chúng thành một hàng trước mặt trẻ.
3. Giữ khối cầu trong tay bạn và nói: “một số khối có thể lăn được”, sau đó lăn khối cầu trên thảm. Đặt nó vào giữa thảm.
4. Giữ khối lập phương trong tay bạn và nói: “một số khối có thể trượt được”. Sau đó trượt khối lập phương trên thảm. Đặt nó về phía bên trái của tấm thảm.
5. Cuối cùng, giữ khối trụ và nói “một số khối có thể vừa lăn vừa trượt được”. Sau đó trước tiên là lăn khối trụ, rồi trượt nó bằng mặt phẳng của nó. Đặt khối trụ về phía tay phải.

6. Mời trẻ kiểm tra các khối còn lại xem nếu chúng chỉ có thể lăn, chỉ trượt hay cả lăn và trượt, và đặt chúng lần lượt cùng với khối cầu, khối lập phương và khối trụ.

7. Để trẻ tiếp tục nếu trẻ hiểu, nếu không thì hôm khác sẽ trình bày lại bài học.

Bài 4. Bài học ba bước về tên gọi

Khi trẻ hiểu được các đặc điểm của các khối, như khối nào thì trượt, khối nào lăn và khối nào vừa lăn vừa trượt được, người hướng dẫn có thể bắt đầu dạy tên các khối, sử dụng bài học ba bước.
Lấy ra chỉ hai đến ba khối với hình dáng khác biệt nhau.
Khi trình bày bài học ba bước (ở giai đoạn thứ hai), cho trẻ cảm nhận các khối càng nhiều càng tốt và cố gắng liên hệ chúng với môi trường.
Tiếp tục thêm vào một khối mới khi mà trẻ đã học thuộc tên của các khối trước đó.
Chú ý: Luôn khích lệ các hoạt động sáng tạo của trẻ.

Giáo dục Montessori

Liên hệ Babyland Montessori để được tư vấn thêm: ĐT 0889.875.333

Bình luận

Bài viết liên quan